Nguồn gốc di sản
Theo quan niệm của người Mông, ngành Mông trắng ngày được chọn tổ chức Lễ cúng dòng họ là ngày xấu trong năm nên cần tổ chức làm lễ cúng để xua đi những điều xấu, không may mắn, rủi ro thường xảy ra đối với gia đình, dòng họ bằng nhiều cách như nhốt, chôn, vứt bỏ hoặc chặt..., không cho ra ngoài quậy phá, để mọi người yên tâm lao động sản xuất, sinh hoạt, đời sống yên vui. Đồng thời, qua tổ chức lễ cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên đã che chở, phù hộ cho gia đình, dòng họ, bản làng được khỏe mạnh, yên ấm. Mặt khác đây cũng là dịp để cả dòng họ sum họp một nhà, là việc gắn kết các gia đình thành một họ không thể tách rời, tuân thủ các quy định của dòng họ, cùng sẻ chia những thành quả lao động sau những ngày vất vả mưu sinh. Qua đó tăng cường tình đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống đưa dòng họ phát triển vươn lên cùng cộng đồng xã hội.
Lễ cúng dòng họ của người Mông, ngành Mông trắng được tổ chức mỗi năm một lần tùy theo dòng họ và quan niệm về ngày đẹp, xấu của mỗi dòng họ ở mỗi địa phương, nhưng thông thường đều vào tháng 7 hoặc tháng 9 hằng năm. Cụ thể dòng họ Mùa, họ Vàng, họ Tráng ở bản Lồng xã Tỏa Tình, huyện Tuần giáo tổ chức Lễ cúng dòng họ vào ngày 27 tháng 7 âm lịch, trong khi đó dòng họ Giàng, họ Sùng, Thào lại tổ chức vào ngày 19 hoặc 29 tháng 9 âm lịch. Bên cạnh đó cũng có dòng họ tổ chức vào chiều ngày 30 Tết của người Mông. Về địa điểm tổ chức cũng khác nhau: Có dòng họ chỉ cúng trong nhà, trên bàn thờ; có dòng họ vừa cúng trên bàn thờ, vừa cúng phía sau nhà hoặc trên một bãi đất tương đối bằng phẳng trong bản và có dòng họ chỉ cúng ở ngoài trời. Cách tổ chức cũng tùy thuộc từng dòng họ có nơi chỉ được thực hiện ở nhà trưởng họ; có nơi lại luân phiên tổ chức ở từng gia đình.
Theo quan niệm của người Mông, ngành Mông trắng ngày được chọn tổ chức Lễ cúng dòng họ là ngày xấu trong năm nên cần tổ chức làm lễ cúng để xua đi những điều xấu, không may mắn, rủi ro thường xảy ra đối với gia đình, dòng họ bằng nhiều cách như nhốt, chôn, vứt bỏ hoặc chặt..., không cho ra ngoài quậy phá, để mọi người yên tâm lao động sản xuất, sinh hoạt, đời sống yên vui. Đồng thời, qua tổ chức lễ cũng là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên đã che chở, phù hộ cho gia đình, dòng họ, bản làng được khỏe mạnh, yên ấm. Mặt khác đây cũng là dịp để cả dòng họ sum họp một nhà, là việc gắn kết các gia đình thành một họ không thể tách rời, tuân thủ các quy định của dòng họ, cùng sẻ chia những thành quả lao động sau những ngày vất vả mưu sinh. Qua đó tăng cường tình đoàn kết, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn thử thách của cuộc sống đưa dòng họ phát triển vươn lên cùng cộng đồng xã hội.
Lễ cúng dòng họ của người Mông, ngành Mông trắng được tổ chức mỗi năm một lần tùy theo dòng họ và quan niệm về ngày đẹp, xấu của mỗi dòng họ ở mỗi địa phương, nhưng thông thường đều vào tháng 7 hoặc tháng 9 hằng năm. Cụ thể dòng họ Mùa, họ Vàng, họ Tráng ở bản Lồng xã Tỏa Tình, huyện Tuần giáo tổ chức Lễ cúng dòng họ vào ngày 27 tháng 7 âm lịch, trong khi đó dòng họ Giàng, họ Sùng, Thào lại tổ chức vào ngày 19 hoặc 29 tháng 9 âm lịch. Bên cạnh đó cũng có dòng họ tổ chức vào chiều ngày 30 Tết của người Mông. Về địa điểm tổ chức cũng khác nhau: Có dòng họ chỉ cúng trong nhà, trên bàn thờ; có dòng họ vừa cúng trên bàn thờ, vừa cúng phía sau nhà hoặc trên một bãi đất tương đối bằng phẳng trong bản và có dòng họ chỉ cúng ở ngoài trời. Cách tổ chức cũng tùy thuộc từng dòng họ có nơi chỉ được thực hiện ở nhà trưởng họ; có nơi lại luân phiên tổ chức ở từng gia đình.
Theo tiếng của Người Mông, ngành Mông trắng “Dù”, “Lử”, “Tu”, “Sau” có nghĩa là nhốt, cất giấu, gói chặt, ngăn chặn, cắt đứt, thu dọn, chui quan; "Su" theo nghĩa là những điều rủi ro, đen đủi (nói về cách thức loại trừ các thế lực xấu xa, đen tối, không tốt là "Su"). “Dù su”, “Lử su”, “Tu su”, “Sau su” chính là nghi thức hàng năm tiến hành nhằm nhốt, gói chặt, bao vây, cắt đứt, thu dọn những điều rủi ro, đen đủi, không may thường xảy ra với dòng họ, cầu mong những điều may mắn, tốt lành sẽ đến với cả dòng họ.
Hình thức thể hiện
Tiến trình Lễ Cúng dòng họ của người Mông trắng
Lễ Cúng dòng họ vào chiều ngày 30 Tết theo hình thức “Lử su”
Đây là nghi lễ chiếm đa số được các dòng họ: Vừ, Thào, Vàng, Mùa, Sùng...sinh sống tập trung chủ yếu ở các xã của huyện Điện Biên, Điện Biên Đông có người Mông, ngành Mông trắng cư trú, các dòng họ của người Mông, ngành Mông trắng ở các địa bàn này không tổ chức lễ Lử su vào một ngày nhất định trong năm mà chỉ đến chiều ngày 30 Tết, trước khi hết năm cũ chuẩn bị sang năm mới, với quan niệm năm mới thì mọi điều phải mới và tốt đẹp hơn, do đó đến chiều ngày 30 Tết các dòng họ sẽ tổ chức làm lễ “Lử su” để xua đi những điều xấu, không may mắn, rủi ro đi theo năm cũ.
Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong chuỗi các nghi lễ chiều 30 Tết của người Mông, ngành Mông trắng, là nghi lễ diễn ra trước tiên, thường tiến hành vào buổi chiều lúc mặt trời chưa lặn hẳn (từ 4 đến 5 giờ chiều), địa điểm trên một bãi đất phẳng, rộng rãi trong bản.
Để làm lễ Lử su, sáng ngày 30 Tết trưởng họ sẽ giao cho một số thành viên trong dòng họ chuẩn bị: Cây “Pò chà” cao trên 2 mét (loại cây thân có gai) và lấy một nắm “cỏ gianh tươi” (Cây “Pò chà, “cỏ gianh tươi” - theo quan niệm của người Mông đây là loại cây tượng trưng cho sự sắc nhọn, ngăn chặn Tà khí, ma quỷ điềm xấu, làm nguy hại đến chuyện làm ăn, sức khỏe của mọi người) đan chéo thành một cái dây buộc vào ngọn cây “Pò chà” và kéo xuống đất, trên dây cỏ gianh treo nhiều vòng được bện bằng cỏ gianh tượng trưng cho vòng vàng, vòng bạc, treo dao làm bằng gỗ và buộc một con gà trống lông màu đỏ (là con vật hiến tế nhằm tiễn đưa các điều xấu xa, rủi ro sang thế giới bên kia) ở trên ngọn cây “Pò chà.
Lễ Cúng dòng họ diễn ra cả trong nhà và ngoài trời theo hình thức “Dù su”
Đây là nghi lễ chiếm đa số được các dòng họ: Mùa, Thào, Lầu, Vừ, Vàng...của người Mông, ngành Mông trắng cư trú tại các xã Tỏa Tình, Pú Nhung thuộc huyện Tuần Giáo, xã Hua Thanh thuộc huyện Điện Biên tổ chức theo hình thức Dù su. Ngày được lựa chọn làm lễ có thể là ngày Mùng 7 tháng 7; 17 tháng 7 hoặc 27 tháng 7 (theo âm lịch). Đây là nghi lễ được tổ chức tại một gia đình trong dòng họ, việc lựa chọn gia đình làm Lễ cúng dòng họ của năm thường được thống nhất, lựa chọn từ trước khi kết thúc buổi lễ của năm trước, mục đích để các gia đình có đủ thời gian chuẩn bị tốt hơn khi được lựa chọn làm lễ. Lễ được chủ trì bởi chủ nhà, các nghi lễ có thể do chủ nhà thực hiện hoặc có thể mời thầy mo thực hiện (gọi chung là thầy cúng), gồm hai phần lễ chính: Lễ cúng ở trong nhà của gia đình chủ lễ và lễ cúng ngoài trời.
Giá trị
Giá trị tiêu biểu
Về tín ngưỡng
Lễ cúng dòng họ của người Mông, ngành Mông trắng tỉnh Điện Biên là một nghi lễ độc đáo thể hiện tín ngưỡng truyền thống, cùng quan niệm về vũ trụ và cuộc sống, họ cho rằng có ba thế giới, gồm thế giới “thần linh” là thế giới của những lực lượng siêu nhiên, có quyền năng vô hạn, chi phối, điều khiển và có thể tạo ra các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp...và có thể quyết định đến sinh mạng, sức khỏe con người; thế giới tiếp theo là thế giới của ông bà, tổ tiên những lớp người đã quá cố xong vẫn phù hộ, che chở cho cháu con có được cuộc sống bình an, phát triển và thế giới hiện tại của con người. Thế giới thực tại của con người là trung tâm nhưng lại chịu tác động chi phối của hai thế giới còn lại, vì vậy, con người cần phải biết dung hòa, nhu thuận theo những tác động của bên ngoài. Luôn có tâm nguyện được các thần linh và tổ tiên bảo vệ, giúp đỡ trong cuộc sống, trong lao động, sản xuất. Thông qua các nghi lễ, mà một trong những nghi lễ quan trọng là Lễ cúng dòng họ, thể hiện lòng biết ơn đến đấng siêu nhiên, tổ tiên ông bà, thành tâm dâng lễ vật và cầu xin được phù giúp, xóa bỏ những điều xấu xa, tai ương, tật bệnh.
Về văn hóa, xã hội
Lễ cúng dòng họ của người Mông, ngành Mông trắng tỉnh Điện Biên là một nghi lễ đặc sắc và độc đáo, tích hợp nhiều yếu tố văn hóa bản địa, thắm đượm các giá trị nhân văn. Mỗi lần tổ chức lễ là một dịp thuận lợi để anh em trong dòng họ, trong bản trao đổi kinh nghiệm làm ăn, thắt chặt tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng. Các thành viên trong dòng họ gắn kết với nhau ngoài sợi dây huyết thống thì họ cùng ý thức trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, xa hơn nữa là trách nhiệm với địa phương, với xã hội. Mong muốn cùng cộng đồng, dòng họ chăm lo tạo dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, phát triển hơn, thông qua những lời dăn dạy, nhắc nhở của các bậc cao niên trong dòng họ về việc giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của cha ông; thông qua các tấm gương sáng trong cuộc sống, những hộ gia đình biết vượt khó vươn lên làm giàu, biết nuôi dưỡng con cái học hành đỗ đạt thành danh, những tấm gương hiếu thuận với cha mẹ, biết chăm sóc phụng dưỡng người già...Vì vậy họ đến với nhau rất tự nguyện, thành tâm và vui vẻ, vì bản thân nhưng cũng vì cộng đồng.
Hiện trạng
Hiện trạng di sản
Biện pháp
Biện pháp bảo vệ
Thông tin khác
Những thông tin khác về di sản
Tập tài liệu liên quan