Quy Mô: Cấp xã
THỜI GIAN: 13-15/4 hàng năm
Địa điểm: Bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện
PHẦN LỄ:
Gồm nghi thức khai mạc lễ hội (tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu)
PHẦN HỘI:
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, múa lăm vông, té nước cầu may...
TƯ LIỆU LỊCH SỬ LỄ HỘI :
Bun huột nặm của người Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên từng được tổ chức từ thời xa xưa, khi đó tổ tiên của họ còn thực hiện nghi thức tắm tượng ở chùa; ở vùng khác như huyện Điện Biên Đông, người Lào tập trung tại tháp Mường Luân thực hiện nghi thức tắm tượng giống như Bun pi mày truyền thống ở nước Lào hiện nay. Tuy nhiên, do tác động của chiến tranh, của tự nhiên, nhận thức của người dân một thời về vấn đề mê tín dị đoan và nhiều yếu tố khác dẫn đến từ lâu tượng Phật đã không còn bởi chùa bị tàn phá không để lại dấu tích, chỉ còn lại trong trí nhớ của những người già - họ vẫn nhớ và khoanh vùng được vị trí của ngôi chùa trước đây. Những ngôi tháp không còn nguyên trạng và tượng Phật không được lưu giữ. Người Lào sống tập trung thành bản liền kề với các bản người Thái nên có sự giao thoa, ảnh hưởng về văn hóa như ngôn ngữ và một số tập tục xã hội. Hơn nữa, người Lào và người Thái cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái nên văn hóa của họ có những nét tương đồng, cả hai tộc người này đều có lễ cầu mưa (trong cuốn “Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam” đã cho thấy rõ nét tương đồng về lễ cầu mưa này). Theo truyền thống, Bun huột nặm của người Lào gồm có: ngày thứ nhất diễn ra lễ căm bản (cúng bản) và ngày thứ hai kéo dài tới ngày thứ ba, thứ tư là Bun huột nặm (gồm có lễ cúng tổ tiên, lễ cầu mưa, các trò chơi dân gian và điệu múa lăm vông truyền thống). |