Khám phá

Lễ hội Gầu Tào

1108

Quy mô: Cấp xã

Tổ chức vào dịp tết nguyên đán hằng năm, trong khoảng thời gian từ ngày mùng 03 đến ngày mùng 10/01 (ÂL)

Các bản trên địa bàn xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ

Thần sông, thần núi, tổ tiên,…

- Lễ chặt “Cây nêu”;

- Lễ dựng “Cây nêu”;

- Lễ hạ “Cây nêu”

- Tổ chức giao lưu văn nghệ;
- Tổ chức thi các môn thể thao truyền thống của dân tộc Mông gồm các môn: Tù lu, Đẩy Gậy, Kéo Co, Bắn Nỏ; và các hoạt động trải
nghiệm (ném pao, hát giao duyên, ...)

TƯ LIỆU:

Cũng giống như một số đồng bào các dân tộc khác, người Mông quan niệm vạn vật hữu linh. Vì thế họ luôn quan niệm đồi núi, sông suối, cây cối đều có các thần linh ngự trị. Bởi vậy, bà con luôn tôn thờ các thần linh để bày tỏ sự biết ơn, sự tôn sùng để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người người được khỏe mạnh, bản làng noấm, điều này được thể hiện rõ trong lễ hội “Gầu tào”, với ý nghĩa
chính là cầu mong các vị thần linh phù hộ, che chở cho bản làng sức khỏe, may mắn, mùa màng được bội thu trong năm mới, vụ mới. Đồng thời, đây cũng là dịp để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỏi thăm sức khỏe, chuẩn bị tâm thế bước vào năm mới. Nội dung chủ đạo là cầu may mắn cho bà con tại các bản làng trong những ngày đầu năm mới, tuy nhiên nếu có gia đình nào lấy nhau được nhiều năm không có con cái hay những thành viên gia đình nào hay ốm đau chữa không khỏi thì những gia đình đó sẽ góp lễ vật cho nghi lễ “Gầu tào” để cầu may. Dù tổ chức theo hình thức nào lễ “Gầu tào” phải được tổ chứctrong 3 năm liên tục. Lễ nghi tổ chức trong các năm đều giống nhau từ khâu thông báo đến mọi người dân trên địa bàn cho đến việc mời thầy, người chủ trì tổ chức lễ hội..