Quy Mô: Cấp xã, phường
Trước rằm tháng giêng đến trước rằm tháng 03 âm lịch hàng năm; sau 03 năm lại có một lần tổ chức lớn.
Bản Na Nát, phường Na Lay, thị xã Mường Lay; bản Nậm Nèn, xã Nậm Nèn, tỉnh Điện Biên
Mừng chúc lễ Kin pang then (chụm kiệu pang); Ra mắt, mời rượu (ók nả, mợ lảu); Niệm chú xin thông họng (cặm măn khọ púng); Trình báo bàn thờ kiểm tra lễ (lau chơng pạn then); Mở đường (đóng tạng); Then lên núi (Pú khău sam bắc) Then Dâng lễ thần núi (Pú khău sam bắc); Hành trình lên Mường Trời; Mời Vua Trời, Vua Then (mợi Pô Phạ, Pô Then) về dự lễ; Mời vua trời, vua then vào dự lễ; TiễnVua Trời, Vua Then, trai thần (xúng báo xôông); Tiễn thày của Then; Quét hoa tàn.
Vui chơi như múa, hát và các trò chơi dân gian.
TƯ LIỆU:
Nền văn hoá nông nghiệp canh tác chủ yếu dựa vào thiên nhiên đã làm nảy sinh tư duy về đất và trời được xem như cái gốc của các hiện tượng tự nhiên. Địa hình, khí hậu đặc thù của vùng đất họ sinh sống là điều kiện thuận lợi cho sự lưu giữ dài lâu các hình tượng mẫu mực trong tâm thức dân gian cộng đồng người Thái Trắng như các vị thần. Họ đã dùng văn hoá của mình để thích ứng với thiên nhiên khắc nghiệt của miền đất mình sinh sống, họ nhân cách hóa thiên nhiên thành những vị thần thờ phụng như các vị thần (cai quản: núi, sông, đập nước, cây cầu vào bản vào mường….); sáng tạo ra các nghi thức và trình thức tế lễ, văn khấn, cầu, ban bằng lời hát
then để cầu xin các vị thần đó che chở, phù hộ; hình mẫu và niềm tin về các vị thần đó tồn tại ổn định trong đời sống tâm linh cộng đồng người Thái Trắng đặc biệt là lễ Kin pang then và tín ngưỡng Then. |
Từ đó, trong cộng đồng người Thái Trắng hình thành một lớp người chuyên lo việc thờ phụng đó là mo, then, một được gọi là Pú Then, Da Then tức là các ông (bà) Then là những người phải tự biết đàn, hát.